0918.22.11.95  | 

Nâng mũi bị ngứa có sao không? Nguyên nhân, cách điều trị

Nâng mũi bị ngứa có sao không? Nguyên nhân, cách điều trị
Cập nhật 15/09/2024 14:09:54

Việc sở hữu một chiếc mũi cao, đẹp tự nhiên, hài hòa với đường nét tổng thể trên khuôn mặt vốn là mong ước của nhiều chị em phụ nữ. Vì thế, nhu cầu tìm kiếm về phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ mũi cũng ngày một tăng cao. Nâng mũi có bị ngứa không? Nâng mũi bao lâu thì hồi phục? Nâng mũi có để được cả đời không? Nhằm giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng Thẩm Mỹ Bs Tiến theo dõi bài viết dưới đây.

Nâng mũi bị ngứa có sao không? Nguyên nhân, cách điều trị

Nâng mũi bị ngứa có sao không?

Hiện tượng bị ngứa sau khi thẩm mỹ nâng mũi là một hiện tượng phổ biến, thường gặp, mọi người không nên lo lắng. Đây là dấu hiệu cho biết mũi của bạn đang trong giai đoạn lành vết thương và tái tạo tế bào sau phẫu thuật. 

Tuy nhiên, nếu hiện tượng ngứa này diễn ra trong thời gian dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đỏ, sưng, hoặc đau, bạn nên đến gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của mình. Họ sẽ đánh giá chính xác và tư vấn cách chăm sóc phù hợp, đảm bảo rằng quá trình phục hồi diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.

Nâng mũi bị ngứa nguyên nhân do đâu?

Thẩm Mỹ Bs Tiến sẽ gợi ý một số nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng nâng mũi bị ngứa, các bạn có thể tham khảo dưới đây.

Do vết thương lên da non

Khi trải qua quá trình nâng mũi, có thể xuất hiện tình trạng ngứa do quá trình hồi phục và tái tạo tế bào trên da non mới. Đây là một biểu hiện tự nhiên của quá trình lành vết thương. Không nên tự ý gãi hoặc cọ nhẹ vào vùng da đang hồi phục. Hành động này có thể gây tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương, tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa.

Do cơ địa

Mũi bị ngứa có thể do cơ thể của bạn gặp phản ứng với một số chất liệu trong quá trình nâng mũi. Nếu tình trạng ngứa kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng không mong muốn, bạn nên thảo luận và kiểm tra với bác sĩ để có một chiếc mũi đẹp ưng ý nhất. 

Do không gian phẫu thuật

Không gian phẫu thuật nâng mũi cũng là một yếu tố mà những bạn đang có nhu cầu thẩm mỹ nên chú tâm. Bởi lẽ những cơ sở làm đẹp không uy tín, không đủ các giấy phép hoạt động, hành nghề,… Tại các phòng khám “chui” thường không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, không đảm bảo khử khuẩn đúng cách và an toàn, do đó, dễ gây nên hiện tượng ngứa khi nâng, kèm theo một số triệu chứng tiêu cực khác.

Do dị ứng sụn

Việc chọn lựa loại sụn nâng mũi phù hợp là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình phẫu thuật. Bên cạnh việc sử dụng sụn silicone, polyethylene,… sẽ mang lại những  chiếc mũi đẹp tự nhiên, các loại sụn nhân tạo này cũng có thể gây ra dị ứng như gây ngứa, sưng, đau, và mẩn đỏ ở một số người. Sụn không phù hợp với khách hàng, nếu để lâu không xử lý sẽ dẫn đến các biến chứng như thủng da đầu mũi, lộ sống mũi, lòi sụn, tụt sụn hay dáng mũi bị lệch khó khắc phục.

Do chế độ ăn uống

Đối với những người vừa trải qua nâng mũi, việc kiêng khem những thực phẩm có thể kích thích và gây kích ứng cho mũi là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc bản thân. Thực phẩm cay nồng như ớt, tiêu; các thực phẩm chứa histamin như quả dâu, dứa; thực phẩm gây dị ứng như hải sản, đậu nành, lúa mạch, đồ uống có caffeine,… có thể làm tăng cảm giác ngứa mũi. Do đó, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật nâng mũi.

Do yếu tố ngoài môi trường

Một số khách hàng sau khi nâng mũi, ngay lập tức xuất hiện các hiện tượng như ngứa, sưng đỏ thì có thể do làn da quá nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng, độ ẩm không khí, khói bụi và các hóa chất ô nhiễm,.. Để phòng tránh, sau nâng mũi, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nêu trên, duy trì sự sạch sẽ và giữ cho vùng mũi được bảo vệ khỏi các tác nhân kích thích. 

Cách chăm sóc mũi sau nâng để hạn chế bị ngứa

Sau khi nâng mũi, việc thực hiện các biện pháp chăm sóc chi tiết có thể giúp giảm cảm giác ngứa và tối ưu hóa quá trình lành vết thương. 

Những việc nên làm

Đầu tiên, để giữ độ ẩm cho mũi, bạn nên sử dụng bình xịt nước muối sinh lý, đặc biệt là trong môi trường khô hanh hoặc khi bạn cảm thấy mũi khô nứt. Nước muối không chỉ giúp giữ ẩm cho niêm mạc mũi mà còn làm giảm ngứa do da khô.

Tránh chạm vào mũi và không gãi là biện pháp quan trọng khác để ngăn chặn tổn thương và kích thích vùng da mũi. 

Sử dụng kem chống ngứa nhẹ, được bác sĩ đề xuất, có thể làm giảm cảm giác ngứa mà không làm tổn thương da mũi.

Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá và hóa chất cũng rất quan trọng. 

Tuân thủ đúng liều lượng thuốc được kê và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm nguy cơ cảm giác ngứa mũi không mong muốn.


Số 11, Đường Số 5, P.An Khánh, Ninh Kiều

Hotline: 0918.221195

Hỗ trợ trực tuyến